Tiền Tệ là gì??

Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định) do Nhà nước (ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính,…) phát hành, tiền hàng hóa (vỏ sò, gạo, muối, vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin). Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ “đơn vị tiền tệ”. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ: dollar, franc…) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: dollar Úc). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR. Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.

Giá trị và giá cả của tiền tệ

[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được. Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa.

  • Để thúc đẩy giá trị nội tại của tiền tệ pháp định, các chính phủ thường bắt buộc người dân giao dịch, đóng thuế bằng đồng nội tệ và xử lý hình sự những người không tuân thủ. Vì vậy, giá trị nội tại của tiền pháp định chủ yếu nằm ở sức mạnh của quân đội và cơ quan hành pháp.

  • Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định.

  • Giá trị của tiền tệ là 1 lượng vàng nguyên chất nhất định làm đơn vị tiền tệ.

Tính chất của tiền tệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong lưu thông) phải có các tính chất cơ bản sau đây:

  • Tính lưu thông: đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi.

  • Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác.

  • Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém.

  • Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc.

  • Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4.

  • Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay ngân hàng trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu.

  • Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi.

Lịch sử tiền tệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết tại Tiền.

Phân loại tiền tệ

  1. ^ Các loại tiền ảo nằm trong ô màu xanh dương.

  2. ^ Các loại tiền ảo quản lý tập trung có nguy cơ lừa đảo Ponzi cao do tồn tại một tổ chức có toàn quyền phát hành tiền.

Đặc lợi phát hành tiền tệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem bài chính về Đặc lợi phát hành tiền tệ

Lợi ích mà ngân hàng trung ương (hoặc cơ quan chính phủ có quyền phát hành tiền) có được nhờ phát hành tiền tệ được gọi là đặc lợi phát hành tiền tệ. Đây là phần giá trị chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa (hay giá trị quy định) căn cứ vào con số của tờ bạc hoặc đồng xu và chi phí sản xuất, đưa vào lưu thông cũng như thu hồi các đồng tiền đó. Thông qua việc nắm toàn quyền nguồn cung tiền, chính phủ có thể đánh thuế người dân bằng cách tăng cung tiền để có thêm vốn thực hiện các mục đích của mình và dẫn tới lạm phát.

ISO 4217

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem bài chính về ISO 4217

ISO 4217 là một tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) quy định về mã của tất cả các đơn vị tiền tệ bao gồm cả tiền tệ dùng trong giao dịch thanh toán và tiền tệ kế toán. ISO 4217 cũng mã hóa cho các đơn vị tiền tệ được định nghĩa là 1 troy ounce của các kim loại quý như vàng, bạc, platinum (vàng trắng),… Hệ thống mã này gồm hai loại mã, mã 3 ký tự bằng chữ (ví dụ: USD) và mã 3 ký tự bằng số (ví dụ: 704 cho đồng Việt Nam). Trừ một vài ngoại lệ, đối với tiền tệ của một quốc gia, mã 3 ký tự bằng chữ có hai ký tự đầu là mã quốc gia (cũng đã được chuẩn hóa theo một tiêu chuẩn khác của ISO) và ký tự thứ ba là chữ cái bắt đầu của tên gọi đơn vị tiền tệ, đồng Việt Nam được mã hóa theo đúng nguyên tắc này thành VND. Hệ thống mã này giúp cho các đơn vị tiền tệ được sử dụng trong thương mại, thanh toán một cách thống nhất và tránh được nhầm lẫn.

Các đơn vị tiền tệ quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số đơn vị tiền tệ quốc gia của những nền kinh tế phát triển của thế giới hoặc của khu vực được sử dụng nhiều và do đó chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại và tài chính quốc tế như Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh.

Các đơn vị tiền tệ kế toán

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số đơn vị tiền tệ không thực tế xuất hiện trong lưu thông mà chỉ được dùng cho mục đích tính toán để thuận tiện trong quan hệ tài chính, thương mại quốc tế còn khi thanh toán phải được quy đổi ra các đơn vị tiền tệ lưu thông, trong đó phổ biến là:

  • Quyền rút vốn đặc biệt – SDR: có mã ISO là XDR, đây là đơn vị tiền tệ được Quỹ tiền tệ quốc tế, một số tổ chức quốc tế sử dụng, nó cũng được dùng để tính toán cước phí bưu chính, viễn thông quốc tế. XDR gồm một giỏ các loại tiền phổ biến trong thương mại và tài chính quốc tế và hiện nay gồm EUR, USD, JPY, GBP với quyền số và giá trị được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tính toán 5 năm một lần. IMF cũng công bố tỷ giá của XDR so với USD hàng ngày để phục vụ cho thanh toán.

  • Franc Poincaré: được sử dụng chủ yếu trong các quy định quốc tế liên quan đến trách nhiệm vật chất (ví dụ: Công ước Warszawa về trách nhiệm của các hãng hàng không quốc tế trong vận chuyển người, hành lý, hàng hóa bằng máy bay). Nó được định nghĩa là 65,5 mg vàng 900 phần nghìn. Tuy nhiên loại đơn vị tiền tệ kế toán này ngày nay hầu như đã được thay thế bởi XDR.

  • ECU (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “European Currency Unit”): là đơn vị tiền tệ kế toán được xây dựng trên cơ sở giỏ tiền tệ của các nước thuộc Cộng đồng châu Âu có mã ISO là XEU trước khi nó được thay thế bằng đồng Euro (mã ISO là EUR) với tỷ lệ 1:1. Tuy nhiên việc thay thế này đã nảy sinh một số rắc rối khi có tranh tụng pháp lý ở ngoài Cộng đồng châu Âu về việc đồng EUR có phải là đồng tiền thay thế XEU hay không.

  • Ngoài các đơn vị tiền tệ kế toán khá phổ biến trong thương mại và tài chính quốc tế nêu trên, trong ngành hàng không dân dụng thế giới, một đơn vị tiền tệ kế toán là NUC (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Neutral Unit of Currency”) được sử dụng để tính cước phí vận chuyển hàng không. Tỷ giá của nó so với USD luôn là 1.

Một số đơn vị tiền tệ đang được xem xét để chính thức hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đơn vị tiền tệ châu Á (ACU): một loại tiền tệ kế toán khởi đầu do diễn đàn ASEAN+3 (gồm các nước thành viên ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đề xướng với bản chất là một giỏ tiền tệ tương tự như ECU của Cộng đồng châu Âu. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang tiếp tục nghiên cứu để biến dự án này thành hiện thực trong một tương lai gần.

  • Eco: là đồng tiền chung của các nước thuộc Khu vực tiền tệ Tây Phi nằm trong Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi dự kiến áp dụng từ 2009.

  • Shilling Đông Phi: là loại tiền tệ mà các nước thuộc Cộng đồng Đông Phi dự kiến áp dụng làm đồng tiền chung vào cuối năm 2009

  • Khaleeji: là đồng tiền chung mà những quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác các nước Ả-rập vùng Vịnh dự kiến áp dụng vào năm 2010

  • Các nước thuộc Cộng đồng Ca-ri-bê cũng đang có dự án xây dựng đồng tiền chung và theo kế hoạch sẽ ra đời trong khoảng từ năm 2010 đến 2015 nhưng chưa đưa ra tên gọi.

  • Bitcoin: Là một loại tiền mã hóa điển hình

Thị trường ngoại hối

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem bài chính: Thị trường ngoại hối

Bảng điện tử tỷ lệ trao đổi giữa các loại đơn vị tiền tệ

Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó tiền tệ của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ giá hối đoái được xác định. Các thị trường bán buôn được tổ chức tại các trung tâm tài chính, tiền tệ quốc tế như: New York, Tokyo, London, Zurich, Hongkong, Singapore… Ở mức độ bán lẻ nó được rất nhiều ngân hàng thương mại, công ty chuyên doanh ngoại hối thực hiện. Tại thị trường này, cung và cầu cũng quyết định giá cả của ngoại hối hay chính là tỷ giá hối đoái.

Khủng hoảng tiền tệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem bài chính về Khủng hoảng tiền tệ

Hiện chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhưng nhìn chung khủng hoảng tiền tệ được dùng để chỉ hiện tượng giá trị đối ngoại của đơn vị tiền tệ quốc gia bị suy giảm (nói cách khác là mất giá so với ngoại tệ) một cách nghiệm trọng và nhanh chóng. Chính phủ trở nên vô cùng khó khăn khi kiểm soát tỷ giá hối đoái và khi ngân hàng trung ương cố gắng can thiệp tỷ giá để bảo vệ giá trị của tiền tệ thì dự trữ ngoại hối của quốc gia bị mất đi ở quy mô lớn. Đã có một số mô hình khủng hoảng tiền tệ được nghiên cứu, một trong số đó là những nhà đầu cơ tấn công vào tiền tệ của một quốc gia và khi họ có nhiều tiền hơn ngân hàng trung ương của quốc gia đó thì khủng hoảng tiền tệ sẽ xảy ra.

Các khái niệm liên quan đến tiền

Tiền là gì?

Tiền được xem là vật ngang giá phổ biến, được sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm phục vụ mục đích cá nhân. Đây là tài sản được Nhà nước chấp nhận rộng rãi. Thuật toán mật mã chạy trên mạng máy tính đảm bảo phát hành như Bitcoin, Ethereum hoặc các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ, đều là những tài sản có thể quy đổi thành tiền.

Tiền là tài sản tương đương phổ biến và có tính thanh khoản cao nhất trong tất cả các loại tài sản và được sử dụng làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Vì thế, nó được xem như một phạm trù và tiêu chuẩn chung để định giá hàng hóa, dịch vụ.

>> Xem thêm: Thị trường vốn là gì? Phân biệt 2 thị trường vốn và tiền tệ

Tiền là tài sản tương đương phổ biến và có tính thanh khoản cao nhất

Tiền tệ là gì?

Theo triết học, tiền tệ là một loại hàng hóa, nhưng tách biệt với các hàng hóa khác và được dùng để đo lường giá trị của những hàng hóa đó. Tiền có thể được chấp nhận ở một địa phương hoặc nền văn hóa cụ thể. Tiền tệ có thể được coi là phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán, kho lưu trữ giá trị và là biểu tượng của xã hội.

Giá trị của một số loại tiền tệ được đảm bảo bởi các cơ quan lập pháp bằng các tài sản khác như vàng, kim loại quý, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ hoặc tiền mã hóa Crypto.

Dòng tiền là gì?

Dòng tiền (Cashflow) – một thuật ngữ được hiểu là dòng lưu chuyển của tiền tệ. Chuyển động của tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền (vào và ra) được gọi là dòng tiền.

Ví dụ: Một công ty chi tiền để mua vật tư cho sản xuất thì đây là dòng tiền chảy ra. Khi doanh nghiệp hoạt động thương mại hàng hóa để sinh lời thì đây là dòng tiền vào.

Dòng tiền dương (dòng tiền tích cực – Positive cash flow) được định nghĩa là trường hợp dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra. Dòng tiền dương lớn chứng tỏ dòng tiền của công ty có tính thanh khoản cao. Ngược lại, dòng tiền âm hoặc dòng tiền không hiệu quả (Negative cash flow) khi dòng tiền vào thấp hơn dòng tiền ra.

>> Xem thêm: Cán cân thương mại là gì? Công thức tính và yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Dòng tiền (Cashflow) là một thuật ngữ được hiểu là dòng lưu chuyển của tiền tệTìm hiểu một số khái niệm về tiền, tiền tệ và dòng tiền (Nguồn: Internet)

Lịch sử ra đời của tiền tệ trên thế giới

Tiền tệ không chỉ có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế và còn là nhân chứng lịch sử khi trải qua nhiều giai đoạn phát triển và được xem là một phát minh vĩ đại của nhân loại.

Vào thời cổ đại, khi tiền chưa ra đời, con người thường dùng đồ vật hoặc các sản phẩm khác có giá trị tương đương làm vật để trao đổi: răng cá mập, lông chim sặc sỡ, những vỏ sò quý hiếm,…

Đến những năm 3000 TCN, khi con người biết đúc tiền kim loại, nền văn hóa trên thế giới cũng theo đó bước vào giai đoạn phát triển. Khi đó, giá trị của đồng tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của vật liệu làm ra nó.

Vào thời trung đại , tiền giấy bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc. Trước đó, quốc gia này đã đúc tiền bằng sắt, nhưng chúng không có giá trị cao, nặng nề và bất tiện. Khi đó, chính phủ đã cho in những tờ giấy biên nhận dùng để đổi ra tiền xu.

Trải qua quá trình phát triển, tiền đã chính thức được chấp nhận trong hoạt động trao đổi hàng hóa. Nhiều quốc gia có những loại đồng tiền riêng để trao đổi, mua bán trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Tại Việt Nnam hiện nay, bên cạnh tiền xu hay tiền giấy, chúng ta vẫn thường thấy sự xuất hiện thêm của tiền điện tử, tiền mã hóa, mở ra những cách thức thanh toán vô cùng tiện lợi. Zalopay là một trong những ứng dụng giúp người dùng có thể thanh toán siêu tốc và bảo mật tuyệt đối. Với Zalopay, bạn có thể thực hiện đa dạng các giao dịch như: thanh toán hóa đơnthanh toán hóa đơn ăn uốngnạp tiền điện thoạiđặt vé xe,… cùng vô vàn dịch vụ, tiện ích khác. Tải ứng dụng về máy và trải nghiệm ngay thôi!

Tiền được đo lường như thế nào?

Để xác định xem lạm phát hay giảm phát đang xảy ra, các nhà kinh tế và nhà đầu tư sẽ đo lường tiền tệ theo 3 nhóm:

  • M1: Tất cả các mệnh giá tiền, tiền xu, tiền gửi không kỳ hạn và séc du lịch đều được đưa vào danh mục M1. Đây là loại tiền nhỏ nhất trong ba loại, loại tiền này chủ yếu được sử dụng để mua hàng và thanh toán hàng ngày.

  • M2: Bao gồm cả nhóm M1 và được bổ sung các tiêu chí như thời gian, đặt M1 vào các quỹ hoặc các khoản tiền gửi tiết kiệm.

  • M3: Đây là loại tiền lớn nhất. M3 bổ sung tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn lớn, quỹ thị trường tiền tệ và đầu tư ngắn hạn và các loại tài sản lớn khác.

>> Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Các hình thức đầu tư hiệu quả, an toàn nhất

Tiền được đo lường như thế nào?

Bản chất của tiền tệ

Theo Triết học ,đặc điểm cơ bản của tiền là một hàng hóa độc nhất, khác biệt với các hàng hóa khác và nó được dùng như một phương tiện thương mại trao đổi các hàng hóa đó. Kết quả là khi giao dịch, mua bán sản phẩm và dịch vụ, các cá nhân sẽ sử dụng tiền để trao đổi.

Giá trị sử dụng của tiền do xã hội quyết định, có nghĩa là nó sẽ tiếp tục tồn tại và có giá trị sử dụng, miễn là xã hội tin rằng nó vẫn phục vụ mục đích của nó như một loại tiền tệ. Cùng với sự xuất hiện của các loại tiền mới, những loại tiền có nguy cơ biến mất khỏi thị trường khi chúng không còn hữu ích.

>> Xem thêm: Có ít vốn nên đầu tư gì để “ăn chắc mặc bền”, hiệu quả 2024?

Bản chất của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ

Tiền tệ có nhiều chức năng quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định của xã hội. Dưới đây là các chức năng chính của tiền tệ:

  • Tiền tệ thế giới: Tiền có chức năng như một loại tiền tệ toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới khi có thương mại giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái sẽ xác định giá trị của một loại tiền tệ khi chuyển đổi sang loại tiền khác.

  • Phương tiện thanh toán: Tiền được sử dụng như một hình thức trao đổi, thanh toán các tài khoản, nộp thuế, thực hiện các giao dịch bằng thẻ tín dụng,… Chuyển khoản ngân hàng và thẻ tín dụng đều là những hình thức thanh toán được chấp nhận.

  • Phương tiện lưu thông: Tiền là trung gian trong giao dịch hàng hóa. Trong mỗi quá trình lưu thông hàng hóa phải luôn có một lượng tiền cố định.

  • Phương tiện cất trữ: Tiền được đưa ra khỏi lưu thông và được tiến hành cất trữ.

  • Thước đo giá trị: Giá trị của sản phẩm được biểu hiện và lượng hóa bằng tiền. Bản thân tiền phải có giá trị thì mới đo được giá trị của sản phẩm. Đơn vị tiền tệ phải được quy định để làm thước đo giá trị. Tên của đơn vị tiền tệ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia.

>> Xem thêm: 10 tựa sách best seller về đầu tư tài chính giúp sinh lời hiệu quả

Chức năng của tiền tệTiền tệ có nhiều chức năng quan trọng đối với kinh tế – xã hội (Nguồn: Internet)

Vai trò của tiền tệ

Tiền tệ còn có những vai trò thiết thực, tác động trực tiếp đến cả quốc gia nói chung và từng cá nhân nói riêng, cụ thể:

  • Thực hiện và mở rộng mối quan hệ quốc tế: Tiền không chỉ là phương thức thực hiện các tương tác kinh tế – xã hội trong nội bộ quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện các quan hệ kinh tế ở phạm vi thị trường quốc tế, giúp tăng cường hợp tác giữa các quốc gia. Tiền tệ đóng vai trò giúp tăng cường quan hệ quốc tế thông qua hành động và tăng trưởng khi được kết hợp với ngoại  thương, hệ thống thanh toán quốc tế và quan hệ tín dụng.

  • Công cụ đáp ứng mục đích của người sử dụng: Trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa tăng trưởng cao, phần lớn các mối quan hệ kinh tế xã hội được tiền tệ hóa và không một cá nhân, nhóm, cơ quan nào có thể tránh được các mối liên kết tiền tệ. Tiền có thể xử lý và phá vỡ các ràng buộc hình thành trong nền kinh tế xã hội ở quy mô quốc gia và toàn cầu.

  • Tạo ra công ăn việc làm: Việc sử dụng nguồn lực xã hội, quy mô sản lượng và hoạt động thương mại đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tăng trưởng hoặc thu hẹp của chính sách tiền tệ. Điều này cũng có tác động đến tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế.

  • Ổn định thị trường tài chính: Mục tiêu chính trong việc quản lý nền kinh tế của mỗi chính phủ là ổn định các thị trường tài chính của quốc gia. Điều chỉnh lãi suất phù hợp là yếu tố giúp ổn định biến động của thị trường tài chính.

>> Xem thêm: Cách tiết kiệm của người Nhật từ những thói quen hằng ngày

Vai trò của tiền tệTiền đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực (Nguồn: Internet)

Những đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thế giới năm 2024

  • Đồng Đô la Mỹ (USD): Đây là đồng tiền mạnh nhất đối với thương mại quốc tế và là đồng tiền dự trữ thống trị của thế giới. Điều này có được là nhờ nền kinh tế ổn định và chính trị vững mạnh của đất nước Hoa Kỳ.

  • Đồng Euro (EUR): Đây là đồng tiền chung của 20 quốc gia EU, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất trong một thế giới có tỷ giá hối đoái biến động và chi phí ngoại hối cao.

  • Đồng Yên Nhật (JPY): Hiện nay, đồng tiền này được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối. Tại thị trường châu Á, đồng Yên Nhật liên tục giữ vị trí thống lĩnh.

  • Bảng Anh (GBP): Được xếp hạng là đồng tiền dự trữ lớn thứ tư toàn cầu. Sau đồng đô la Mỹ, đồng euro và đồng yên Nhật

  • Đồng Nhân dân tệ (CNY): Đây đồng tiền hợp pháp duy nhất ở Trung Quốc và là một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu.

  • Đồng Đô la Úc (AUD): Nền kinh tế Úc luôn tăng trưởng nhanh chóng nên giá trị đồng đô la Úc luôn tăng cao. Hoạt động xuất khẩu than, sắt và đồng có tác động lớn đến số lượng giao dịch và tỷ giá của đồng tiền này.

  • Đồng Đô la Canada (CAD): Đồng đô la Canada đóng vai trò là đồng tiền dự trữ chính thức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, Canada đã khẳng định được giá trị của đồng Đô la Canada qua nhiều năm.

  • Đồng Franc Thụy Sĩ (CHF): Đồng tiền hầu như không có lạm phát và liên tục ổn định.

  • Đồng Đô la Hồng Kông (HKD): Khi nền kinh tế Hồng Kông tiếp tục mở rộng, giá trị của đồng đô la Hồng Kông cũng tăng theo. Tình hình chính trị phức tạp đã dẫn đến đồng tiền này tăng giá và tạo cơ hội kiếm lợi nhuận, lọt top 9 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất thế giới.

  • Đồng Đô la New Zealand (NZD): New Zealand có hoạt động xuất khẩu sữa và các sản phẩm thịt lớn nhất thế giới. Giá trị của đồng NZD gắn liền với năng lực sản xuất của các mặt hàng này.

1. Tiền tệ là gì?

Nhắc đến tiền tệ, ai cũng biết đó là một phương thức dùng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tiền tệ là gì.

1.1 Khái niệm tiền tệ

Tiền tệ là một phương tiện thanh toán chính quy theo pháp luật, được sử dụng với mục đích trao đổi hàng hóa, dịch vụ của một khu vực, quốc gia hay một nền kinh tế. Vì vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”.

Thông thường, tiền tệ được phát hành bởi cơ quan nhà nước (như ngân hàng trung ương). Bản thân tiền tệ thực ra không có giá trị. Giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị mà nó đại diện, tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành.

Tiền tệ là gìTiền tệ là một phương tiện thanh toán chính quy theo pháp luật (Ảnh minh họa)

Hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm và quan điểm liên quan đến tiền tệ là gì, tùy thuộc vào những góc nhìn khác nhau:

  • Theo Mác, tiền tệ là một loại hàng hoá, nhưng tách biệt với thế giới hàng hoá thông thường. Tiền tệ dùng để đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác.

  • Theo các nhà kinh tế, tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận trong việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

  • Theo góc nhìn nghiên cứu, tiền tệ là phương tiện chứng minh tốc độ phát triển của một nền kinh tế và là bằng chứng cho các giai đoạn phát triển của lịch sử.

  • Theo quan điểm trọng thương, tiền tệ là biểu hiện của sự giàu có. Một quốc gia được gọi là giàu khi tích lũy được rất nhiều tiền.

  • Theo quan điểm trọng nông, tiền tệ là một thứ hư ảo chỉ có công dụng như chất bôi trơn trong guồng máy của hoạt động kinh tế.

  • Theo N. Gregory Mankiw, tiền tệ là khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để thực hiện các giao dịch.

  • Theo Frederic S. Mishkin, tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp thuận để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc trong thanh toán các món nợ.

1.2 Sự ra đời của tiền tệ

Vào thời cổ đại, khi tiền chưa xuất hiện, người ta mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách trao đổi giữa những sản phẩm có giá trị tương đương nhau.

Đến những năm 3000 trước công nguyên, tiền xu ra đời. Những đồng tiền xu đầu tiên được đúc bởi người Lưỡng Hà (khu vực Iraq ngày nay). Lúc đầu tiền xu được đúc bằng đồng, sau đó là bằng sắt. Việc thanh toán bằng tiền xu diễn ra thuận tiện hơn so với trước đó, khi phải cân đo khối lượng hàng hóa. Sự cải tiến này đã góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán.

Năm 600 – 1455, tiền giấy ra đời, xuất phát từ Trung Quốc. Tiếp theo sau, ngân hàng Thụy Điển ở châu Âu cũng lần đầu tiên sản xuất giấy bạc. Và đến thập niên 1690, tiền giấy đã trở nên phổ biến tại nước Mỹ.

Trải qua một thời gian dài phát triển, tiền đã được chính thức chấp nhận là tiền đại diện trong hoạt động trao đổi hàng hóa. Ngân hàng và các thương gia đã có thể thanh toán bằng cách biên nhận trên tờ hóa đơn, được quy đổi bằng tiền mặt. Những tờ hóa đơn ấy được sử dụng rộng rãi và có giá trị như tiền.

Ngày nay, bên cạnh tiền xu hay tiền giấy, còn xuất hiện thêm tiền điện tử, tiền mã hóa. Tuy nhiên những loại tiền này đều không được sự bảo hộ từ Chính phủ.

1.3 Các hình thái của tiền tệ

Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, có rất nhiều loại tiền tệ xuất hiện và được sử dụng, được phân thành 4 hình thái chính:

  • Hình thái hóa tệ: Là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Hàng hóa được sử dụng làm vật trung gian để trao đổi, mua bán hàng hóa.

  • Hình thái tín tệ: Là hình thái tiền tệ không có giá trị mà nhờ tín nhiệm của mọi người để sử dụng và lưu thông, gồm 2 loại là tiền bằng kim loại và tiền giấy.

  • Hình thái bút tệ: Là hình thái tiền tệ phi vật chất, không ở dạng hữu hình. Đây là hình thức tiền ghi sổ với những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng như séc, lệnh chuyển tiền,…

  • Hình thái tiền điện tử: Là loại tiền kỹ thuật số được sử dụng thanh toán tự động. Tiền điện tử sử dụng thuật toán để bảo mật và xác nhận giao dịch. Hình thái này giới hạn cơ sở dữ liệu đầu vào và chưa được chính thức công nhận.

2. Phân tích bản chất của tiền tệ

Bản chất của tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung thống nhất giữa những hàng hóa khác, là vật trung gian môi giới trong hoạt động trao đổi hàng hóa, là công cụ để quá trình mua bán diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.

tien-te-la-vat-trung-gian-trong-trao-doi-hang-hoaTiền tệ là vật trung gian trong trao đổi hàng hóa (Ảnh minh họa)

 

Để hiểu rõ hơn về bản chất của tiền tệ, hãy đi vào phân tích hai thuộc tính cơ bản của nó:

  • Giá trị sử dụng của tiền tệ:

    • Là khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm trung gian trong quá trình trao đổi. Có nghĩa là, tiền chỉ tồn tại khi xã hội có nhu cầu.

    • Giá trị sử dụng của tiền tệ sẽ phụ thuộc vào sự quy định của xã hội, tiền tệ sẽ tồn tại với tư cách là vật trung gian khi xã hội còn công nhận vai trò của nó.

  • Giá trị của tiền: được thể hiện qua sức mua, là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. “Sức mua” ở đây được xem xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.

3. Chức năng của tiền tệ là gì?

Bản chất của tiền tệ đã được phân tích rõ. Vậy tiền tệ có chức năng gì và đóng góp gì vào sự phát triển của một nền kinh tế? Dưới đây là 5 chức năng cơ bản nhưng rất quan trọng của tiền tệ.

3.1 Phương tiện trao đổi

Quá trình trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các chủ thể dần được thay thế sang hình thức gián tiếp khi tiền tệ xuất hiện. Tiền tệ đóng vai trò là vật trung gian, vật ngang giá chung. Tiền tệ là phương tiện giúp cho hoạt động mua bán được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng.

3.2 Phương tiện đo lường giá trị

Tiền tệ là phương tiện để đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Mỗi hàng hóa sẽ được định giá trị bằng tiền tệ, nó tương tự như cách chúng ta định khối lượng bằng cân hay định chiều dài bằng mét.

Giá trị của hàng hóa khi được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả. Giá cả này lại chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác như giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ và quan hệ cung-cầu trên thị trường.

Tiền tệ là gìTiền tệ là phương tiện để đo lường giá trị hàng hóa (Ảnh minh họa)

Chức năng này của tiền tệ còn được thể hiện trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người. Từ đó tạo ra một nền kinh tế mang tính tiền tệ hóa.

3.3 Phương tiện thanh toán

Tiền tệ làm đơn giản hóa quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể. Tiền có thể được dùng để giao dịch mua bán, trả nợ, nộp thuế,… Tiền tệ được công nhận và có độ chính xác cao về giá trị trao đổi.

3.4 Phương tiện tích lũy

Tiền tệ được xem là tài sản tích lũy khi tiền được rút khỏi hoạt động lưu thông trên thị trường và đem đi cất trữ. Lượng tiền cất trữ càng nhiều thì của cải vật chất trong xã hội càng lớn. Đây là biểu hiện của tài sản “Có” nền kinh tế quốc gia.

3.5 Tiền tệ thế giới

Tiền tệ có chức năng là tiền tệ thế giới khi được các nước trên thế giới công nhận và tin dùng theo tỷ giá hối đoái (chênh lệch giá cả đồng tiền giữa các quốc gia). Tỷ giá hối đoái được quy định theo nền kinh tế của các quốc gia khác nhau. Đây chính là phương tiện thanh toán quốc tế.

4. Chính sách của tiền tệ

Dựa vào mục tiêu và phương thức hoạt động, chính sách tiền tệ được chia thành 2 loại như sau:

  • Chính sách tiền tệ mở rộng: mở rộng mức cung tiền làm giảm lãi suất, tăng tổng cầu, áp dụng khi nền kinh tế suy thoái. Được thực hiện bằng cách mua các giấy tờ giá trị trên thị trường chứng khoán, hạ thấp mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc hạ thấp mức lãi suất chiết khấu trên thị trường.

  • Chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm mức cung tiền, tăng lãi suất nhằm giảm mức giá chung, áp dụng với nền kinh tế đang gia tăng lạm phát. Được thực hiện bằng cách bán các giấy tờ giá trị trên thị trường chứng khoán, tăng mức dự trữ bắt buộc hoặc tăng mức lãi suất chiết khấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!