Biểu đồ lãi suất 10 năm qua ở Việt Nam

Từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh lãi suất ngân hàng nhằm kích thích kinh tế và ổn định thị trường. Biểu đồ lãi suất ngân hàng qua các năm cho thấy xu hướng giảm, đặc biệt trong năm 2024. Khi lãi suất vay vẫn thấp và lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm, nhà đầu tư cần chọn kênh đầu tư sinh lời hiệu quả. Cùng ONUS phân tích biểu đồ lãi suất 15 năm qua để tìm ra kênh đầu tư tốt nhất năm 2024, đầu tư vàng, bất động sản đến Forex và tiền điện tử.

Lãi suất ngân hàng là gì? 

Lãi suất ngân hàng là tỷ giá phần trăm chênh lệch trên khoản tiền phải trả (nếu bạn là người đi vay) hoặc số tiền nhận được (nếu bạn là người đi gửi tiền) trong một thời gian nhất định (năm, quý, tháng). Mức lãi suất tiền gửi và cho vay có thể cao hay thấp tùy theo thời gian gửi hoặc vay dài/ngắn, tùy mức lãi suất mà ngân hàng đó công bố, phương thức trả trước hay trả sau và tùy vào từng thời kỳ.

Biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - Định nghĩa lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng hay lãi suất vay vốn ngân hàng là gì?

Lãi suất ngân hàng được phân bổ ra sao?

Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ giữa mức lãi với tiền gửi do ngân hàng quy định hoặc thoả thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng và với những khách hàng trao đổi nghiệp vụ với ngân hàng.

Biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua

Bảng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. (Nguồn: SBV)

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố các mức lãi suất tái cấp vốn lãi suất cơ bản và các hạng mục lãi suất khác để điều hành các chính sách tiền tệ tài chính thị trường, từ đó cân bằng các cán cân thương mại, chống cho vay nặng lãi và các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nhà đầu tư.

Lãi suất ngân hàng liên quan đến những tổ chức nào?

Lãi suất ngân hàng có liên quan đến các tổ chức sau:

  • Ngân hàng Nhà nước: Đây là cơ quan quản lý và điều hành chính sách tiền tệ, bao gồm việc công bố các mức lãi suất điều hành để tác động đến hoạt động của các tổ chức tín dụng và thị trường tài chính.

  • Tổ chức tín dụng (các ngân hàng thương mại): Các ngân hàng này sử dụng lãi suất làm công cụ kinh doanh chính, bao gồm lãi suất huy động vốn (tiền gửi) và lãi suất cho vay.

  • Nhà đầu tư: Lãi suất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Lãi suất thấp có thể khuyến khích đầu tư vào các kênh sinh lời cao hơn như chứng khoán hay bất động sản, trong khi lãi suất cao có thể khiến họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi nhuận an toàn.

  • Nhà nước: Lãi suất ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của chính phủ và chi phí trả nợ công. Ngoài ra, lãi suất cũng là một công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế.

Đặc biệt, trong trường hợp thị trường tài chính có biến động bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các cơ chế điều hành lãi suất áp dụng cho các mối quan hệ giữa:

  • Tổ chức tín dụng với tổ chức tín dụng: Ví dụ, lãi suất liên ngân hàng.

  • Tổ chức tín dụng với nhà đầu tư: Ví dụ, lãi suất huy động và cho vay.

  • Tổ chức tín dụng với Nhà nước: Ví dụ, lãi suất tái cấp vốn.

Biểu đồ lãi suất ngân hàng 15 năm qua

Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong các năm qua là thước đo quan trọng cho mọi kênh đầu tư. Vậy chúng ta hãy cùng xem lịch sử lãi suất ngân hàng của Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây theo biểu đồ lãi suất ngân hàng 15 năm qua nhé.

biểu đồ lãi suất ngân hàng Việt Nam qua các năm

Tóm tắt lãi suất ngân hàng 15 năm qua (2008-2023)

Dưới đây là bảng tóm tắt tình hình chung của lãi suất ngân hàng qua từng giai đoạn:

Giai đoạn

Lãi suất chính sách (%)

Ghi chú

2008-2011

9% – 14%

Lãi suất tăng cao để kiềm chế lạm phát trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

2012-2015

6.5% – 9%

Chính sách tiền tệ nới lỏng để phục hồi kinh tế.

2016-2019

6% – 7%

Lãi suất ổn định trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng tốt.

2020-2023

4% – 6%

Lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục do tác động của đại dịch COVID-19.

2024

1.7% – 6%

Lãi suất tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Có bao nhiêu sự điều chỉnh về lãi suất ngân hàng trong các năm qua?

Ngân hàng Nhà nước đã có đến 23 lần thay đổi mức lãi suất điều hành nhằm điều tiết hoạt động tài chính và tình hình kinh tế quốc nội như tình trạng lạm phát, tỷ giá, lãi suất vốn vay ngân hàng trên thị trường.

Lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng đến tâm lý thị trường ra sao?

Xuyên suốt 10 năm, các lần thay đổi giảm mức lãi suất điều hành này đã có những tác động tích cực đến tâm lý và hiện thực hóa hành đồng vay vốn và đầu từ từ người dân. Lãi suất và thị trường đầu tư tài chính nói chung sẽ có sự liên quan chặt chẽ với nhau:

  • Nếu lãi suất vay vốn giảm, người dân có thể vay tiền từ ngân hàng. Các tổ chức tín dụng để đầu tư sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiền điện tử,..

  • Ngược lại, nếu lãi suất vay vốn tăng, nhà đầu tư hạn chế việc đi vay, và chuyển hướng đầu tư sang các kênh sinh lời thụ động để bảo đảm an toàn cho tài sản của mình.

Lãi suất ngân hàng so với chứng khoán và tiền điện tử trong 15 năm

Cùng so sánh biến động của lãi suất ngân hàng, chứng khoán và tiền điện tử để có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của 3 kênh đầu tư tiềm năng này. Hiểu rõ quá khứ, nắm bắt hiện tại và định hướng tương lai, bạn sẽ chọn được kênh đầu tư phù hợp và tiềm năng nhất cho bản thân.

Giai đoạn 2008 – 2011: Ngân hàng, chứng khoán điều chỉnh, thị trường tiền điện tử bắt đầu hình thành

a. Lãi suất ngân hàng: Lạm phát tăng cao, lãi suất liên tục điều chỉnh 

  • Ngay từ quý đầu của năm 2008, lạm phát ở mức 19.89%, là mức cực kỳ cao khiến Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Lãi suất từ mức 7.5% tại thời điểm tháng 3 đã tăng chóng mặt lên 15% trong tháng 6 (chỉ trong 3 tháng) và kéo tới tận tháng 10 cùng năm.

  • Đặc biệt là từ năm 2011, lạm phát cao, lãi suất huy động và cho vay của Ngân hàng Trung ương tăng chóng mặt, là một trong những tác nhân gây cản trở việc vay vốn hay đầu tư của doanh nghiệp và nhà đầu tư, làm tăng tỷ lệ rủi ro thanh khoản của hệ thống tài chính thời điểm đó.

  • Với tình hình đó, Nhà nước đã ra quyết định kéo lãi suất huy động vốn xuống từ mức 14% xuống đến 9%, trong thời gian ngắn, tác động trực tiếp đến lãi suất vay vốn và lãi suất tiết kiệm ngân hàng xuống còn 14%/năm và 3%/năm.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - 2008-2011

Biểu đồ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. (Nguồn: SBV)

b. Thị trường chứng khoán: Trải qua nhiều khó khăn

  • Năm 2008 bắt đầu với việc chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 65.73%,

  • Trong giai đoạn từ 2/2009 – 10/2009, chứng kiến sự tăng trưởng 160%

  • Năm 2010 sau đó điều chỉnh giảm 30% và kết thúc ở mức 450-500 điểm

  • Năm 2011, chứng khoán cuối cùng lao dốc xuống 351 điểm.

c. Thị trường tiền điện tử: Bước ngoặt quan trọng từ việc phát hành Bitcoin

  • Trong giai đoạn này, một loại đồng tiền mới đã được nhen nhóm phát triển, với ý tưởng là một đồng tiền ưu việt khi không ai có thể:

    • Thao túng cung tiền thông qua lạm phát.

    • Theo dõi việc sử dụng tiền.

    • Độc quyền về dịch vụ tài chính.

    • Tịch thu, đóng băng tiền của khách hàng tùy ý.

  • Và bạn có thể đã biết, đó chính là đồng tiền mã hóa mang tên Bitcoin (BTC). Tại thời điểm này, Bitcoin chỉ có giá là $0.00076 / BTC – Giá trị này được tính bởi chi phí tiền điện của một máy tính hao tốn khi đào ra 01 Bitcoin.

  • Vào ngày 17/07/2010, Giá Bitcoin (BTC) đã tăng lên $0.09.

  • Sang đến năm 2011, Giá Bitcoin đã tăng lên $1, đánh dấu thời điểm đồng tiền mã hóa này được các nhà đầu tư quan tâm và công nhận, coi đó là một tài sản đầu tư có giá trị cao.

Giai đoạn 2012 – 2014: Ngân hàng, chứng khoán, tiền điện tử phát triển ổn định

a. Lãi suất ngân hàng: Giảm lạm phát, ngân hàng nhà nước nới lỏng các chính sách tiền tệ

  • Lãi suất huy động có kỳ hạn 1 năm đã giảm 14% từ đầu năm 2012 về mức 6.8%/ năm vào cuối năm 2014

  • Cũng vào năm 2014, lãi suất vay vốn ngân hàng cũng giảm đáng kể từ mức 17 – 19%/năm về 9.5 – 10%/năm.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - 2012-2014

Biểu đồ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. (Nguồn: SBV)

b. Thị trường chứng khoán: Phục hồi ấn tượng, lập đỉnh tăng trưởng 

Cũng chứng kiến sự hồi phục trong giai đoạn này, chỉ số VN-Index tăng 41.27% và lập đỉnh 640.75 điểm trong năm 2014.

c. Thị trường tiền điện tử: Xu hướng tăng trưởng đều đặn

  • Năm 2012, Giá Bitcoin đã tăng từ $4.85 (09/05/2012) lên mức $13.5 (15/08/2012).

  • Năm 2013, Bitcoin được giao dịch quanh mức $13.28 và đạt $230 vào ngày 08/04/2013. Sau đó là một đợt giảm giá nhanh chóng. Vào đầu tháng 10/2013, Bitcoin được giao dịch ở mức $123. Đến tháng 12, đánh dấu đợt tăng vọt của đồng Bitcoin lên $1,237 và giảm xuống còn $687 ba ngày sau đó.

d. Liên kết trong thị trường tài chính

Ở giai đoạn này, mối liên hệ giữa các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đã bắt đầu rõ nét, cùng những xu hướng lên xuống thông qua chính sách lãi suất và tỷ lệ lạm phát.

Giai đoạn 2015 – 2018: Ngân hàng và chứng khoán chịu tác động, thị trường tiền điện tử bùng nổ

a. Lãi suất ngân hàng: Giảm lãi suất, chịu ảnh hưởng từ FED

  • Theo ghi chép, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định hạ lãi suất thêm 0.25% về mức 6.25%/năm trong năm 2017 vừa giữ nguyên cho đến năm 2018.

  • Trong cùng thời gian này, lãi suất huy động vốn cũng có mức giảm tương tự từ 6.8% trong năm 2015 về còn 6.5%/ năm vào năm 2018.

  • Nhìn chung, thị trường giai đoạn này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và các bên liên quan, đặc biệt từ các chủ thể tài chính từ nước ngoài như FED – Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, đã tăng lãi suất trở lại sau giai đoạn duy trì chính sách lãi suất 0% hay chiến tranh thương mại.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - 2015-2018

Biểu đồ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018. (Nguồn: SBV)

b. Thị trường chứng khoán: Thay đổi bởi nhiều yếu tố

  • Thị trường lúc bấy giờ tăng giảm đan xen từ đầu 2015 đến đầu 2016.

  • Tăng mạnh từ 2017 đến tháng 4/2018: VN-Index lập đỉnh 1,204.33 điểm.

  • Giảm mạnh sau tháng 4/2018 do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc

c. Thị trường tiền điện tử: Bitcoin và các dự án khác có bước tiến mới

  • Trong khi đó, tại bên kia chiến tuyến, Giá BTC tăng trưởng ổn định trong năm 2016 lên mức $900 vào cuối năm 2016.

  • Trong năm 2017, giá Bitcoin của dao động quanh $1,000 cho đến khi nó tăng vọt lên mức $19,345.

  • Thị trường tiền mã hóa thực sự bùng nổ khi nhiều tổ chức tham gia thị trường với tư thế là chủ dự án, phát triển các dự án Crypto để cạnh tranh với đồng Bitcoin.

Giai đoạn 2019 – 2021: Thị trường tài chính biến động không ngừng

a. Lãi suất ngân hàng: Ảnh hưởng chiến tranh thương mại và đại dịch Covid-19

  • Lãi suất tái cấp vốn: từ 6.25%/năm (2019) xuống 4.00%/năm (2021).

  • Lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm: từ 6.5%/năm (2019) xuống 5.7%/năm (2021).

  • Lãi suất liên ngân hàng: cận 0%, cho thấy thanh khoản dư thừa.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - 2019-2021

Biểu đồ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. (Nguồn: SBV)

b. Thị trường chứng khoán: Tăng trưởng kỷ lục

  • Từ cuối tháng 03/2020 đến hết năm 2021, tăng 226.4%.

  • VN-Index lập đỉnh 1,500 điểm (cao nhất mọi thời đại).

c. Thị trường tiền điện tử: Nở rộ đầu tư, Bitcoin cán mốc 69,000 USD

  • Mức lãi suất thấp là nguyên nhân chính dẫn tới dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư mới, đặc biệt là chứng khoán và tiền điện tử, có thể nói đến đồng tiền Bitcoin, được nở rộ trong thị trường tài chính như một đồng tiền kỹ thuật số của thời đại mới.

  • Bên cạnh đó hàng loạt các đồng Altcoin khác cũng lập đỉnh mới trong suốt nhiều năm qua khiến cho thị trường tiền điện tử sôi động hơn bao giờ hết.

Giai đoạn 2022 – 2023: Ngân hàng mở cửa, chứng khoán và tiền điện tử biến động

a. Thời điểm vàng cho ngân hàng: Mở cửa sau đại dịch Covid

  • Tỷ giá USD/VND tăng 8% (2022).

  • Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành 0.8-2.0%/năm.

  • Sử dụng dự trữ ngoại hối, phát hành tín phiếu.

b. Thị trường chứng khoán: Dòng tiền chuyển sang kênh tiết kiệm

  • VN-Index giảm 32.2%, sát 1,000 điểm.

  • Thanh khoản giảm 20% so với 2021.

c. Thị trường tiền điện tử: Biến động mạnh

Biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - lịch sử Bitcoin

  • Cũng giống như thị trường chứng khoán, từ ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, thị trường tiền điện tử bắt đầu trong giai đoạn ngủ đông khi Bitcoin giảm giá nhanh chóng trong giai đoạn năm 2022- giữa năm 2023

  • Tuy nhiên cuối năm 2023, thị trường tiền điện tử có dấu hiệu phục hồi khi đón chờ SEC phê duyệt Bitcoin ETF, là bệ phóng cho giá Bitcoin tăng trưởng trong năm 2024.

Lãi suất ngân hàng thay đổi thế nào trong năm 2024?

Bảng tổng hợp lãi suất các ngân hàng tháng 9/2024:

Ngân hàng

Không kỳ hạn

1 tháng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

ABBANK

3.20%

3.90%

5.30%

5.50%

5.90%

6.20%

6.30%

ACB

3.10%

3.50%

4.20%

4.30%

4.90%

Agribank

0.20%

1.70%

2.00%

3.00%

3.00%

4.70%

4.70%

4.80%

Bac A Bank

0.50%

3.95%

4.25%

5.40%

5.50%

5.80%

6.15%

6.15%

BIDV

2.00%

2.30%

3.30%

3.30%

4.70%

4.70%

4.90%

BVBank

3.80%

4.00%

5.20%

5.50%

5.80%

6.00%

Eximbank

3.90%

4.30%

5.20%

4.50%

5.20%

5.80%

HDBank

3.85%

3.95%

5.10%

4.70%

5.50%

6.10%

Kienlongbank

3.10%

3.10%

4.80%

4.90%

5.20%

5.30%

5.30%

LPBank

3.00%

3.20%

4.00%

4.00%

5.10%

5.40%

5.40%

MB

0.10%

2.90%

3.30%

4.00%

4.00%

4.80%

4.80%

5.70%

MSB

3.40%

3.40%

4.50%

4.50%

5.30%

5.30%

5.30%

Nam A Bank

0.50%

3.60%

3.90%

4.70%

5.00%

5.30%

5.60%

NCB

3.90%

4.20%

5.55%

5.65%

5.80%

5.80%

OCB

0.10%

3.80%

4.00%

5.00%

5.00%

5.10%

5.40%

5.60%

PGBank

3.40%

3.80%

5.00%

5.00%

5.50%

5.80%

5.90%

Sacombank

3.30%

3.60%

4.90%

4.90%

5.40%

5.60%

Saigonbank

3.30%

3.60%

4.80%

4.90%

5.80%

6.00%

6.00%

SeABank

2.95%

3.45%

3.75%

3.95%

4.50%

5.45%

5.45%

SHB

3.50%

3.80%

5.00%

5.10%

5.50%

5.80%

Techcombank

3.05%

3.55%

4.85%

4.85%

5.75%

5.75%

5.85%

TPBank

3.50%

3.80%

4.50%

5.40%

VIB

0.25%

3.30%

3.60%

4.60%

4.60%

5.00%

5.10%

5.20%

VietABank

3.40%

3.70%

4.80%

4.80%

5.40%

5.70%

Vietbank

3.80%

4.00%

5.20%

5.00%

5.60%

5.90%

Vietcombank

0.10%

1.60%

1.90%

2.90%

2.90%

4.60%

4.70%

Vietinbank

0.10%

1.70%

2.00%

2.00%

3.00%

4.70%

4.70%

4.80%

VPBank

3.60%

3.80%

4.80%

4.80%

5.30%

5.30%

Lãi suất ngân hàng liên tục chạm đáy trong nửa cuối năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024

Trong 10 năm qua, lãi suất ngân hàng đã trải qua nhiều đợt tăng và giảm. Đặc biệt, quý 1/2024 đánh dấu mốc lãi suất xuống mức thấp kỷ lục. Lãi suất qua đêm, chiếm gần 90% giao dịch trên thị trường, chỉ còn 0.13%/năm, tương đương giai đoạn dư thừa thanh khoản cuối năm 2023 và đầu 2024.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu quý I/2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng và lãi suất cho vay tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2023, với các mức giảm của lãi suất tiền gửi và cho vay lần lượt khoảng 0.15%/năm và 0.25%/năm.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - lãi suất huy động 12 tháng bình quân

Theo Theo các chuyên gia dự đoán, Ngân hàng Nhà nước hiện không còn nhiều dư địa để giảm lãi suất tiền gửi vào nên tỷ lệ huy động vốn và lãi suất tiền gửi cùng CPI đã thu hẹp đáng kể. Tiếp theo trong quý II/2024, Ngân hàng dự báo sẽ xem xét trường hợp giảm lãi suất điều hành thêm 0.5%, do đó lãi suất huy động vốn kỳ hạn 1 năm sẽ duy trì trong vùng 4.5% ~ 5%/năm. Đồng thời mức lãi suất cho vay sẽ giảm thêm 0.5% ~ 1%/năm.

Tình hình lãi suất huy động vốn, lãi suất điều chỉnh trong năm 2024

Và trong năm mặt bằng chung của lãi suất huy động vốn được dự báo sẽ tiếp tục đi ngang ở vùng trũng thấp, trong khi lãi suất cho vay bình quân sẽ giảm thêm 0.75% – 1%, nhà đầu tư nên có quyết định sáng suốt khi vay vốn để đầu tư các kênh tài chính như tiền điện tử, Bitcoin, chứng khoán,…

Tính đến ngày 26/12/2023, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 5.13%, giảm 2.9% so với đầu năm.

Do vậy, theo các chuyên gia tài chính có nhận xét chung về thị trường lãi suất ngân hàng trong năm 204 thì việc lãi suất khó có thể tăng thêm trong bối cảnh lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi ngang ở vùng thấp (giao động trong vùng từ 4.85% – 5.35%/năm), theo đó lãi suất vay bình quân sẽ có dư địa giảm thêm 0.75% – 1.0%.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - tương quan tốc độ tăng trưởng VNIndex

Có thể thấy, tương quan giữa lãi suất điều hành và thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử,…

Những quy định chung về lãi suất ngân hàng gồm điều khoản nào?

Theo quy định hiện hành, tại điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định về mức lãi suất ngân hàng và các chế tài về các nhóm vay vốn, cấp vốn như sau:

  • Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống tiêu cực, hạn chế nợ xấu và kích cầu phát triển nền kinh tế thị trường quốc nội.

  • Các tổ chức tín dụng, cho vay có sự bảo chứng của Nhà nước, khách hàng phải có sự thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, được nhà nước áp định. Theo đó, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng sẽ đánh giá xem họ có thể được cấp vốn vay tối đa là bao nhiêu.

  • Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng (Ngân hàng) đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, đáp ứng các tiêu chí về thanh khoản, dòng tiền đảm bảo trong thời gian nhất định. Khi đó, giữa bên đi vay và bên cho vay sẽ thỏa thuận về mức lãi suất cho vay ngắn hạn không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Ngân hàng Trung ương Việt Nam.

  • Nội dung thỏa thuận về mức lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ phần trăm theo thời hạn đăng ký vay vốn và thời điểm hoàn trả tất cả các khoản vay (bao gồm cả tiền vốn và tiền lãi).

  • Khi các khoản vay đến ngày đáo hạn, mà người đi vay vẫn chưa trả đầy đủ nợ gốc và lãi (nếu có) theo thỏa thuận, thì khoản lãi phải trả sẽ tính trên mức nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời gian vay.

Bạn có thể tự tính mức lãi phải trả này bằng công cụ tính lãi online trên ONUS theo đường link sau đây: Công cụ tính lãi kép linh hoạt Online.

Lãi suất ngân hàng đã thay đổi như thế nào?

Đã gần 4 tháng của năm 2024 đã trôi qua, lãi suất huy động vốn vẫn trong tình trạng giảm nhẹ, kéo theo mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cũng giảm phá vỡ đáy này đến đáy khác. Đã có nhiều sự thay đổi về chính sách và mức lãi suất trong năm 2024, cụ thể như:

Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh mức lãi suất tối đa áp dụng đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0.5%/năm, dưới 6 tháng là 4.75%/năm, còn đối với ngoại tệ thì là 0% cho mọi kỳ hạn.

Riêng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của Quỹ tín dụng là 5.25%/năm.

Cách tính lãi suất ngân hàng đơn giản nhất?

Hiện nay, lãi suất ngân hàng theo tháng đối với khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được tính dựa theo công thức dưới đây:

Số tiền lãi theo tháng = [Số tiền gửi x lãi suất (%năm)]/[12 x số tháng gửi]

Lãi suất ngân hàng theo tháng đối với khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn được tính dựa theo công thức dưới đây:

Số tiền lãi = [Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi]/365

Hoặc các bạn có thể sử dụng công cụ tính lãi suất online tại ONUS theo đường link sau đây: Công Cụ Tính Lãi Online

Lãi suất năm 2024 sẽ đi về đâu?

Trong báo cáo thị trường của VNDirect cho biết, sau các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 vừa qua và 3 tháng đầu năm 2024, lãi suất thị trường vẫn trên đà giảm mạnh.

Tính đến cuối năm 2023, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng đã có mức giảm 2.9 điểm so với đầu năm, xuống thành 4.94%/năm. Lãi suất huy động vốn cũng giảm xuống cả dưới mức đáy của thời kỳ đại dịch Covid-19.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - lãi suất huy động covid-19 và tăng trưởng tín dụng 2023

Theo các chuyên gia nhận định và dự đoán Ngân hàng Nhà nước có thể giảm mức lãi suất thêm khoản 0.5 – 0.75%, đưa lãi suất tái cấp vốn về 4% và lãi suất chiết khấu về 2.5%. Do đó, thị trường kỳ vọng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân duy trì ở vùng thấp 4.5-5%/năm trong cả năm.

Lãi suất ngân hàng giảm 2024, nên đầu tư thế nào kiếm lợi nhuận?

Bước sang tháng 03/2024, thị thị trường lãi suất tiền gửi tiết kiệm vẫn chưa có dấu hiệu dừng giảm khi lần lượt các ngân hàng vẫn tiếp tục hạ mức lãi suất, đưa lại suất tiền gửi tất cả các kỳ hạn xuống còn gần  một nửa so với năm 2022 (5.6% ~ 7.7%/năm).

Ngoài ra, hình thức tiền gửi tiết kiệm kém hấp dẫn do mức lãi suất thấp, ưu đãi không hấp dẫn, kênh tiền gửi còn phải đối mặt với nguy cơ lạm phát theo thời gian đợi đáo hạn.

Trong bối cảnh lãi suất huy động vốn liên tục giảm sâu, có lợi cho người dân và nhà đầu tư thuận tiện vay vốn để đầu tư lâu dài, và lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng đang ở mức thấp khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi đau đầu khi chọn hình thức đầu tư mới để đồng vốn sinh lời cao.

Lãi suất tiết kiệm quá thấp, nhà đầu tư có nên chuyển hướng sang các kênh đầu tư sinh lãi tốt hơn? Tận dụng lãi vay vốn ngân hàng đang ở mức 5.5% – 10.5%, thì kênh đầu tư nào sinh lời cao và nhanh nhất?

Hãy cùng nhìn vào bảng tổng hợp của ONUS để thấy được sự khác biệt chia theo các tiêu chí giữa 4 hình thức đầu tư tài chính phổ biến này nhé!

Tiêu chí 

đánh giá

Tiền điện tử

Chứng khoán

Tiền gửi 

ngân hàng

Vàng

Tính thanh khoản

Thấp

Cao

Cao

Thấp

Khả năng sinh lời

Rất cao

Cao

Thấp

Thấp

Mức độ rủi ro

Rất cao

Cao

Thấp

Trung bình

Tính linh hoạt

Rất cao

Cao

Trung bình

Thấp

Chính sách pháp lý

Thấp

Thấp

Cao

Cao

Mức độ tiếp cận

Trung bình

Cao

Rất cao

Thấp

Yêu cầu kiến thức

Trung bình

Cao

Thấp

Thấp

Tiềm năng tăng trưởng

Rất cao

Cao

Thấp

Thấp

Bởi vàng cũng không phải kênh đầu tư ưu tiên khi giá cao, thanh khoản của vàng chưa thực sự lý tưởng cho khoản vốn rảnh rỗi; thị trường chứng khoán mới đây cũng liên tục mất điểm vì những thông tin không tốt từ ngân hàng và thị trường.

Trong khi đó, một thị trường vốn luôn phát triển phi mã với vốn hóa thị trường lớn, mức sinh lời cao đã trở thành điểm sáng cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Vậy ta cùng khám phá thị trường đầu tư này ở phần nội dung dưới đây nhé.

Năm 2024, giá Bitcoin chính thức đạt đỉnh mới ở mức hơn 73,000 USD

Trong năm 2023 và đầu năm 2024 này, thị trường tài chính truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, bất ổn kinh tế, tình trạng lạm phát cao (4.0% – 4.5%) và lãi suất gửi ngân hàng đang giảm mạnh ( cao nhất chỉ ở mức 5.5%/năm), nhưng ngược lại với đó là thị trường tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.

Giá Bitcoin đã vượt qua kỳ vọng để đạt mức cao nhất mọi thời đại, 73,691 USD vào ngày 14/03/2024. Mức tăng đáng chú ý này đã cao hơn 5% so với mức giá mở cửa là 66,870 USD khiến cộng đồng các nhà đầu tư thực sự bùng nổ trong thời điểm đó.

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, Bitcoin nổi lên như một loại tài sản có hiệu suất cao nhất vào năm 2023, với mức tăng 63.3%, dẫn đầu trong số 40 loại tài sản theo dữ liệu NYDIG đã công bố vào ngày 06/10/2023.

Điều khiến đồng tiền này đặc biệt là nhờ khả năng duy trì giao dịch bất chấp áp lực tài chính từ bên ngoài. Các chuyên gia nhận định, giá Bitcoin vẫn có tiềm năng tăng giá, nhờ một số yếu tố thúc đẩy, Chẳng hạn như tiềm năng ra mắt quỹ ETF giao ngay và đợt halving sắp tới, sẽ đóng vai trò nổi bật hơn trong việc thúc đẩy giá trị của Bitcoin trong tương lai.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - tài sản có hiệu suất cao nhất 2023

Tiền điện tử – kênh đầu tư tài chính hấp dẫn với mức sinh lời cao

Trong vòng 10 năm qua, song hành cùng những thăng trầm của thị trường tài chính, các chính sách lãi suất, tiền gửi tiết kiệm và các kênh đầu tư quốc nội thì hình thức đầu tư tiền điện tử – Bitcoin nổi lên như là một kênh đầu tư tài sản hoạt động có mức sinh lời vượt trội nhất. Đối với các nhà đầu tư tham gia từ những giai đoạn khởi đầu, giá trị của Bitcoin đã có mức tăng 7,644%.

Như những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên, tiền điện tử được nhiều nhà đầu tư yêu thích bởi tính bảo mật cao, lợi nhuận cao và thời gian sinh lời nhanh, trong khi các thị trường đầu tư truyền thống hiếm khi cạnh tranh được.

biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - so sánh bitcoin với các tài sản chọn lọc

Hiệu suất ROI của Bitcoin so với các loại tài sản khác trên thị trường tài chính toàn cầu. (Nguồn: casebitcoin)

Do tính chất biến động của thị trường tiền điện tử rất cao, cơ hội sinh lời của thị trường tiền điện tử này lớn khiến phần đông nhà đầu tư chấp nhận khẩu vị rủi ro để tham gia vào thị trường tỷ đô này.

Bạn có thể hiểu rằng, Bitcoin nói riêng và các đồng tiền mã hóa nói chung, là một loại tài sản kỹ thuật số có giới hạn về khối lượng (21 triệu khối BTC) với các chính sách áp dụng cho đồng tiền này là không đổi. Về cơ bản, tiền điện tử nói chung là một tài sản độc lập với hệ thống tiền định danh khác, nhưng được coi trong vì tính thanh khoản cao, có thể giao dịch trên toàn cầu và có thể chuyển đổi sang hơn 100+ loại tiền tệ của mỗi quốc gia. Thị trường hoạt động 24/7 và có thể giao dịch ở bất cứ đâu, từ trao đổi cá nhân tới các sàn giao dịch lớn nhỏ trên thế giới.

Theo dự đoán giá Bitcoin trong năm 2024, nhiều chuyên giá đã chỉ ra rằng Bitcoin có thể vượt qua ngưỡng cao nhất hiện giờ là 73,.691 USD sau thời điểm Halving trong tháng 4 sắp tới đây, đẩy giá trị của đồng tiền mã hóa này lên cao, trong khi một số dự đoán khác từ các chuyên gia và nhà đầu tư tiền mã hóa tin rằng giá có thể tăng lên đến $100,000 hoặc thậm chí là $250,000.

Biểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm qua - Bitcoin so với các coin khác

Rõ ràng, đối với những nhà đầu tư không ngại rủi ro thì tiền điện tử chính là mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng để nuôi dưỡng tham vọng kiếm lời nhanh chóng trong bối cảnh thị trường tài chính còn nhiều khó khăn hiện nay.

Ngoài ra, nếu bạn đang vẫn còn lo lắng khi các hình thức đầu tư mà chúng tôi vừa giới thiệu có mức rủi ro cao hơn so với tâm lý đầu tư của bạn, nhưng việc gửi tiết kiệm ngân hàng với số lãi quá nhỏ và thời gian đáo hạn để bạn rút lãi quá lâu, thì chúng tôi còn một hình thức đầu tư an toàn là gửi tiết kiệm lãi suất qua đêm tại ONUS, giúp bạn có thể đầu tư linh hoạt, sinh lãi mỗi ngày mà có thể rút tiền vốn gốc khi bạn cần sử dụng tiền.

Tổng Kết

Trong bối cảnh thị trường lãi suất năm 2024 đang theo đà đi xuống, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng giảm, các hình thức gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn, có thể nhận thấy, trong suốt giai đoạn 15 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, lãi suất điều hành giảm và duy trì trong thời gian đủ lớn thì thị trường chứng khoán thường tăng mạnh và ngược lại giảm khi lãi suất điều hành tăng hoặc thiếu tính ổn định.

Nhưng ở phần còn lại của thị trường, thì đây là năm đầy hứa hẹn với tiềm năng sinh lời của các đồng tiền mã hóa, tiền điện tử crypto, đặc biệt là Bitcoin, ETH, AI Coin…. Do đó, việc lựa chọn đúng đắn kênh đầu tư và đa dạng hạng mục đầu tư chính là chìa khóa quan trọng quyết định sự thành bại của nhà đầu tư.

Năm 2008 khép lại với mức lạm phát kỷ lục 19,89% – nếu so với tháng 12/2007, và xấp xỉ 23% – nếu so với giá tiêu dùng bình quân của năm 2007 – Ảnh minh họa.

LẠM PHÁT MỸ

Sự bất thường trong diễn biến giá cả hàng hóa năm 2008 khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam rất khó đoán trước, dù trong ngắn hạn.

Nhưng với năm 2009, báo cáo của các tổ chức quốc tế như IMF hay WB, cũng như quan điểm của nhiều chuyên gia trong nước đều cho rằng CPI chắc chắn không thể vượt quá 10%.

Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Đức Thắng – Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả (Tổng cục Thống kê), người rà soát và chịu trách nhiệm về con số CPI – cho rằng có cơ sở để tin vào điều này.

CPI 2008 bất thường, khó đoán

Có thể cho rằng diễn biến giá cả năm 2008 là nằm ngoài mọi dự đoán, thưa ông?

Năm 2008 là năm giá cả biến động bất thường ở mức cao, chia thành hai giai đoạn rõ rệt với sáu tháng đầu năm tăng rất cao, sáu tháng cuối năm thì dịu dần ở quý 3, và 3 tháng cuối năm giảm, đạt dưới 100%.

Diễn biến giá của năm vừa qua có sự nối tiếp của năm 2007, mức tăng cao của nửa đầu năm 2008 đã có đà từ 6 tháng cuối năm trước đó. Trong 2 quý cuối năm 2007, chỉ số giá tăng trung bình khoảng 1,14%/tháng. Như chúng ta đã biết, việc tăng chỉ số giá mạnh vào cuối năm 2007 đã đẩy CPI năm này lên 12,63%.

Đà tăng vẫn tiếp tục kéo sang đến năm 2008, mặc dù đã có một số biện pháp để cố gắng kìm hãm như thắt chặt tiền tệ… Trong 6 tháng này, chúng tôi tính bình quân chỉ số CPI tăng 2,86%/tháng. Đây là tốc độ tăng bình quân cực cao. Trong cả chục năm mới có chuyện tăng như vậy. Trước đây, bình quân mỗi tháng chỉ trên 1% đã là cao rồi.

Như thế thì qua 6 tháng, chỉ số giá đã lên đến hơn 18%, nếu so với tháng 12 năm 2007. Khi đó, nhiều lo ngại đã nảy sinh và có những ý kiến cho rằng chỉ số giá cả năm 2008 sẽ lên đến 30%.

Với chỉ số giá tăng trên 12% vào năm 2007, Việt Nam đã đặt mục tiêu khống chế CPI năm 2008 chỉ tăng ở mức 1 con số. Vậy khi nào thì các ông nhận thấy nguy cơ không thể đạt mục tiêu này?

Tôi nhớ hồi ấy đâu khoảng tháng 3. Theo quy luật thì tháng 2 tăng rất cao, sau đó đến tháng 3 thì chỉ số giá giảm tốc, hoặc âm, đến tháng 4, tháng 5 bằng bằng, hoặc âm một chút. Thế nhưng năm 2008 lại tăng cao liên tục, đến hết tháng 3, chúng tôi đã thấy nguy cơ không thể giữ được ở mức một con số.

Báo cáo với cấp lãnh đạo cơ quan, chúng tôi cũng nói không thể đạt mức tăng một con số như dự kiến được. Tại thời điểm đó, CPI đã tăng khoảng 9%. Trong câu chuyện vui, chúng tôi lúc đó vẫn nói đùa là “quota đã gần hết rồi”.

Theo như chúng tôi theo dõi thì thường CPI tăng mạnh nhất vào quý 1. Quý 4 tăng mạnh thứ nhì. Quý 3,4 thì thường là ổn định hoặc tăng nhẹ. Nhưng năm 2008, chỉ mới 3 tháng đã tăng mạnh như thế, còn cả một đoạn 9 tháng còn lại với quý 4 thường là tăng cao, cho nên chúng tôi khi ấy chỉ biết là CPI năm 2008 sẽ tăng rất cao.

Sau đó, quý 2 đã chẳng giảm mà lại tiếp tục tăng. Thực tế là sau này nhìn lại, quý 2 cũng tăng rất cao.

Đủ “bộ” nguyên nhân

Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến mức lạm phát cao của nửa đầu năm 2008?

Lạm phát năm 2008 ở mức cao là tổng hòa của các loại nguyên nhân, cả chi phí đẩy, cầu kéo, lạm phát tiền tệ và cộng thêm yếu tố tâm lý.

Về chi phí đẩy, giá nguyên liệu đầu vào hồi quý 1/2008 tăng rất cao, ví dụ thép, vật liệu xây dựng… tăng giá liên tục. Năm nay, giá nhiều mặt hàng chịu sự tác động từ giá thế giới.

Cụ thể là việc tăng giá dầu đã ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng như thép, xi măng, lương thực… Đặc biệt là lúc đó, thị trường thế giới thiếu lương thực. Do đó, gạo từ mức giá 400-500 USD/tấn đã tăng đến hơn nghìn, thậm chí 1.200 USD/tấn.

Nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế mở, và Việt Nam phải nhập nhiều nguyên liệu, nên khi giá thế giới tăng đã như cơn bão ập vào ngay, khiến chúng ta phải gánh chi phí đầu vào tăng mạnh.

Nhưng, thậm chí có những mặt hàng chẳng phải nhập khẩu gì cả mà giá vẫn tăng rất cao như gạch chẳng hạn, tăng gấp đôi, gấp ba. Nhiều lúc, tốc độ tăng giá của gạch còn cao hơn cả thép. Rõ ràng, đã có một tác động dây chuyền nào đó.

Về cầu kéo, nếu nhìn cả năm thì nhu cầu tiêu dùng năm 2008 so với các năm trước đó không thay đổi nhiều, nhưng giai đoạn 6 tháng đầu năm lại tăng khá cao, mặc dù giai đoạn này giá hàng hóa tăng.

Một đặc điểm nữa là năm nay, thị trường chứng khoán kém sôi động hơn trước, thị trường bất động sản cũng đóng băng nên một lượng tiền đã đổ vào thị trường hàng tiêu dùng, chuyển thành tích trữ hàng hóa, khiến giá hàng hóa tăng.

Tiền tệ thì đúng là nguyên nhân dẫn tới lạm phát trong năm 2008 vì năm 2007 trước đó, khi lượng USD vào nhiều theo kênh FII (đầu tư gián tiếp – PV) thì các ngân hàng đã phải đưa một lượng tiền mặt ra để đối ứng, giữ vững tỷ giá.

Nhưng mặt khác, động thái đó lại làm mất giá đồng tiền nội tệ. Sau này, Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái thu tiền về bằng tăng dự trữ bắt buộc, bán trái phiếu… nhưng cũng không thể thu ngay về được. Lượng tiền trong lưu thông còn rất lớn gây áp lực lạm phát.

Năm 2008, yếu tố tâm lý cũng có đóng góp đáng kể vào mức tăng của chỉ số giá…

Yếu tố tâm lý nổi lên ở mấy đợt sốt giá cả trong năm 2008, liên quan đến xi măng, sắt thép, đặc biệt là các lần sốt gạo. Riêng về sốt gạo, tôi có thể khẳng định là hoàn toàn do yếu tố tâm lý, vì nước ta là nước xuất khẩu gạo, không hề thiếu nguồn cung.

Cơn sốt gạo năm vừa qua phát đi từ Tp.HCM và lan ra cả nước. Trong thời điểm giá gạo tăng đột biến, tại Tp.HCM, có hiện tượng người dân tranh nhau đi mua gạo giá cao, thậm chí mỗi người chỉ được mua vài kg. Điều này càng kích thích giá cả tăng cao hơn.

Sau đó, cũng có một số biện pháp bình ổn lại, nhưng rõ ràng giá cả đã lên rất cao và ảnh hưởng từ giá gạo đã kéo theo hàng loạt hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Kết quả là vào tháng 5, chỉ số giá đã tăng cao nhất trong năm vừa qua, tới 3,91%.

Thêm vào đó là xăng dầu, theo chúng tôi thống kê được thì năm vừa qua, Nhà nước đã 15 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó chỉ có hai lần tăng giá, 13 lần giảm giá. Tuy tăng giá hai lần nhưng biên độ điều chỉnh rất cao, nhất là lần điều chỉnh hồi tháng 7, tới gần 30%.

Giá xăng dầu tăng đã tác động mạnh đến nền kinh tế. Dầu diezen tăng thì các tầu đánh cá phải nằm bờ hết. Cứ thế, sản xuất bị đình đốn, hàng hóa ít đi, khó khăn chồng chất lên.

Một yếu tố nữa có thể đề cập thêm là thời tiết. Mặc dù các năm đều có bị ảnh hưởng của thời tiết đến các hoạt động kinh tế, thế nhưng năm vừa qua có quá nhiều diễn biến bất thường. Ví dụ như trận rét hồi đầu năm, hay cuối năm có trận lụt tại Hà Nội… đều là mấy chục năm mới có một lần, tác hại rất lớn.

Tháng 11, tại các tỉnh chỉ số giá đã xuống rồi thì Hà Nội vẫn tăng. Đây lại là trung tâm kinh tế, có sức lan tỏa mạnh. Chính vì thế thiệt hại càng nặng nề hơn.

Bất ngờ với giá giảm

Đối với giai đoạn sau này, khi chỉ số giá giảm thì như thế nào?

Việc chỉ số giá giảm, đối với cá nhân tôi cũng là điều bất ngờ. Chúng tôi cũng nghĩ là nó sẽ xuống, nhưng không nghĩ là xuống nhanh thế.

Sau 6 tháng đầu năm tăng rất cao, đến quý 3, chỉ số giá giảm tốc, chỉ còn tăng trên 1%, và đến tháng 9 thì chỉ tăng 0,18%. Lúc đó, chúng tôi nghĩ quý 4 có thể tăng nhẹ chứ không thể giảm được. Vì theo dõi những năm trước đây, xưa nay không bao giờ có chuyện giảm giá vào quý 4, nhất là các tháng 11 và 12.

Tháng 10 thì còn có thể vì thường là tháng 9 tăng cao do ảnh hưởng từ Tết Trung Thu, rồi ngày khai giảng, bố mẹ các em học sinh phải mua nhiều sách vở… theo biểu đồ chung thì tháng 9 lên cao, tháng 10 dịu xuống, rồi tháng 11, 12 lại tăng lên.

Nguyên nhân giảm này, chúng tôi cũng xem kỹ thì thứ nhất là chính sách tiền tệ thắt chặt có tác dụng kiềm chế lạm phát, nhưng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp làm ra lại cũng không bán được, rất khó khăn, dấn tới giảm giá.

Nguyên nhân nữa là giá thế giới giảm. Nhiều loại hàng hóa đều bắt đầu giảm giá trong nửa cuối năm 2008, đặc biệt là giá dầu giảm rất mạnh, đến gần đây chỉ còn trên 40 USD, thậm chí có lúc dưới 40 USD/thùng.

Giá thép cũng giảm rất mạnh, rồi giá lương thực. Gạo, sau một thời gian tăng giá mạnh thì thế giới họ bắt đầu tăng sản xuất lên, đẩy giá gạo giảm. Việt Nam có chuyện lo mất an ninh lương thực thì giãn xuất khẩu.

Hơn nữa, sau những thiên tai hồi đầu năm, ta phải gieo cấy lại, cứ nghĩ có lẽ mất mùa nhưng năm nay lại được mua, nguồn cung thừa thãi khiến giá gạo xuống nhanh. Ngoài ế thừa do không xuất được, ta lại nhập khẩu gạo ngon qua Campuchia, khiến nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước càng giảm hơn nữa.

Một chuyện nữa liên quan đến thịt lợn, mặt hàng quan trọng trong tiêu dùng của người dân Việt Nam, có trọng số khá cao trong rổ hàng hóa tính CPI. Hồi đầu năm, giá thịt lợn tăng rất cao, nguyên nhân do dịch bệnh. Lúc đó, ta xuất mạnh lợn sữa sang Trung Quốc, nguồn cung càng thiếu.

Để bình ổn giá, Chính phủ cho nhập thịt về, sau đó thì hàng về quá nhiều. Giai đoạn sau này thì mặt hàng này lại kéo chỉ số giá đi xuống. Vì vậy, ngành chăn nuôi năm vừa qua cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi nhập khẩu thịt lợn, thịt gà…

Theo dõi các địa phương, trong khi nhiều nơi tăng vừa phải thì Tp.HCM tăng rất cao, và khi xuống thì cũng xuống mạnh. Ông có lý giải gì không?

Về câu chuyện này, chúng tôi có vào kiểm tra tại Tp.HCM thì đúng là như thế. Tp.HCM là một trung tâm lớn, nên sự lên xuống của chỉ số giá tại đây ảnh hưởng đến chỉ số giá chung.

Riêng năm vừa rồi, khi cả nước còn tăng vừa phải thì Tp.HCM lại tăng vọt hẳn lên. Có thể nói năm 2008, chỉ số giá tại Tp.HCM có sự đột biến lớn. Ngay so với các tỉnh xung quanh nó như Đồng Nai, Bình Dương… thì Tp.HCM luôn tăng cao hơn.

Chúng tôi cũng chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, nhưng có thể cho rằng Tp.HCM là nơi khởi phát, là đầu tàu, nó sẽ đi trước. Trong đợt sốt giá gạo thì đúng là Tp.HCM tăng giá đầu tiên.

Cũng có thể cho rằng TpHCM nhanh nhạy thông tin hơn, hay có thế lực nào đó điều chỉnh giá thị trường… Chúng tôi có kiểm tra tính toán, rà soát lại thị trường thì đúng như thế, nó tăng cao thật.

Một hiện tượng nữa là CPI khu vực nông thôn tăng cao hơn khu vực thành thị…

Nhìn chung, khu vực nông thôn tăng cao hơn một chút. Điều này cũng đúng, vì với các gia đình ở nông thôn, trọng số tiêu dùng mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng nhiều nên khi tăng giá các mặt hàng này lại bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Người nông thôn thì thu nhập chủ yếu chỉ dành cho ăn thôi. Mặc dù trong quá trình tính toán chúng tôi đã loại bỏ phần tự sản tự tiêu, chỉ tính những gì họ mua trên thị trường.

Có thể dự báo được xu hướng

Có thể phát hiện sớm xu hướng tăng, giảm qua quy luật CPI không, thưa ông?

Nếu muốn theo dõi, phát hiện sớm thì phải căn cứ trên chỉ tiêu lạm phát cơ bản. Chỉ tiêu này cũng căn cứ trên chỉ số giá, nhưng có loại trừ các cú sốc ngẫu nhiên, đột biến, thời vụ… Ví dụ như có sốc về gạo vừa rồi là loại được theo một tỷ lệ quyền số, theo quy tắc.

Lạm phát cơ bản phải dùng dãy số rất dài, và có thể đánh giá được nguy cơ lạm phát là do cái gì, từ đấy có xu hướng dự báo được tương lai. Ví dụ thắt chặt tín dụng bây giờ thì độ trễ của nó đến bao lâu…

Hiện nay, chúng tôi đang cùng với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu về chỉ số này, đã 3 năm rồi, cũng khá là phức tạp. Quỹ Tiền tệ Quốc tế có hỗ trợ về kỹ thuật, vừa rồi đã đưa ra được cách tính. Cố gắng trong năm nay làm được thì tốt.

Nhân nói về câu chuyện dự báo, tôi còn nhớ là tại thời điểm họp báo công bố số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2008, lãnh đạo Tổng cục Thống kê có đưa con số dự báo lạm phát năm 2008 khoảng 24%-25%, trái với nhiều người dự đoán là khoảng 30%…

Câu chuyện ấy, tôi còn nhớ lúc tháng 6, tháng 7, giá đã có xu hướng giảm dần. Nếu không bị trận sốt gạo hồi tháng 5 thì đúng là xu hướng đang xuống và nó bắt đầu từ tháng 4 trước đó. Chúng tôi giả định giá gạo tháng 5 chỉ tăng theo tỷ lệ như tháng 4 thì CPI tháng 5/2008 chỉ tăng 2,2% thôi.

Cho nên chúng tôi cho rằng trong 6 tháng đầu năm, CPI so tháng 12/2007 là 18,4%, thì giả định các tháng còn lại tăng khoảng hơn 1% mỗi tháng thì ra con số 24-25% ấy. Lúc đó, giá cả thế giới đang xuống, giá gạo xuống, chúng tôi cũng hy vọng 8 nhóm giải pháp của Chính phủ phát huy tác dụng vào những tháng tiếp theo.

CPI năm 2009, chỉ một con số

Theo ông, xu hướng giảm của 3 tháng cuối năm 2008 có kéo tiếp sang năm 2009?

Ngay tháng 1, tháng giáp Tết Nguyên đán, bình thường ra, thời điểm này đã sôi động rồi. Nhưng nếu nhìn thị tường tiêu thụ hiện nay thì chưa thấy sôi động lắm. Tp.HCM thì các phố kinh doanh người ta đi lại tấp nập hơn, không khí hơn một chút.

Theo dõi những năm gần đây thì thấy dịp Tết Nguyên đán, tiêu dùng vẫn tăng ghê đấy, nhưng thường là tăng mạnh vào những ngày cận Tết. Trước kia thì còn lo tích trữ, lo Tết tăng giá, hiện nay thì không còn như thế nữa. Bản thân tôi cũng nghĩ thôi cứ từ từ, sát Tết mua cũng được. Độ chục ngày nữa thì chắc thị trường Hà Nội sẽ tăng mạnh tiêu dùng.

Tháng 1 lấy số liệu đến ngày 15, như vậy là không nằm trong tháng có Tết, nhưng chắc chắn vẫn tăng chứ không thể không tăng được. Tôi dự báo tăng khoảng 0,5% gì đó. Còn tháng 2 là tháng có Tết thì có thể tăng đến 1% hoặc trên dưới một chút.

Nhìn rộng ra cả năm thì tôi nghĩ là dưới 10%. Với biến động thế này thì giá cả khó tăng đột biến được. Nhiều người thì dự báo khoảng 10-12%.

Với một số yếu tố như tồn kho khoảng 5% GDP, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt…, có thể cho rằng CPI năm 2009 vào khoảng 7-8% không thưa ông?

Không. Tôi không cho là như vậy. Sẽ cỡ khoảng 9% chứ không thể xuống nhanh đột ngột được. Nhưng cũng không biết thế nào, vì năm 2008 cũng là một năm đột ngột.

Nhưng dự báo dài thì khó, dự báo ngắn thì dễ hơn. Quý 1 chắc chắn tăng, vào khoảng 1,5%, theo cách ước tính là tháng 1 tăng 0,5, tháng hai 1%, tháng 3 có thể bẳng bằng hoặc giảm một ít.

Như thế là có thể quay về quy luật những năm trước 2008?

Tôi cũng hy vọng vậy. Vì năm 2008 là năm đột ngột quá, không theo quy luật gì cả.

Từ năm 2003-2004, giai đoạn bắt đầu có dịch SARS, CPI đã có dấu hiệu mất tính quy luật, nhưng đến năm 2007-2008 thì rõ nét hơn, tăng đột biến, vượt xa dự tính.

Năm nay, với đà suy thoái kinh tế thế giới, nước ta tăng trưởng cũng không thể cao, hàng hóa làm ra không bán được nhiều thì chắc chắn CPI không thể tăng cao được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!